Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

“Thành phố ma” dưới chân cầu Cần Thơ

Xem thêm: 


Nhiều năm nay, xã Mỹ Hòa nằm ngay chân cầu Cần Thơ phía thị xã Bình Minh (Vĩnh Long) buồn hiu hắt. Cảnh đìu hiu không phải do Mỹ Hòa có hàng chục người tử nạn trong sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ làm chết 54 người vào năm 2007, mà đến từ khung cảnh những dãy nhà đồ sộ hoang phế như một “thành phố ma”...

Trâu bò gặm cỏ trong "thành phố ma"
Tiền trảm hậu tấu
Mỹ Hòa là địa phương nổi tiếng của cả nước với đặc sản bưởi năm roi làm mưa làm gió trên thị trường. Lúc cao điểm, Mỹ Hòa có hơn 2.700ha bưởi năm roi, cung cấp cho thị trường mỗi năm cả trăm ngàn tấn bưởi. Thế nhưng, vùng đất trù phú ngày nào đã bị tỉnh thu hồi, sau đó giao cho nhà đầu tư làm khu công nghiệp, cả xã Mỹ Hòa chỉ còn 1.300ha đất trồng bưởi. Nhà máy xí nghiệp hoạt động èo uột, bởi nhà đầu tư sau khi được giao đất đã “hô biến” thành đất thương mại rồi vô tư rao bán nền. Có điều, cả chục năm qua không một “ma” nào dám ở trong các khu phố do nhà đầu tư dựng lên, nên hàng chục dãy phố rơi vào cảnh hoang tàn...
 
Theo hồ sơ, năm 2001, UBND tỉnh Vĩnh Long xin chủ trương quy hoạch xây dựng KCN Bình Minh rộng 162ha tại xã Mỹ Hòa và được Chính phủ chấp thuận. Ngày 28.5.2004, UBND tỉnh Vĩnh Long có công văn 905/UB do ông Phạm Văn Đấu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - ký chấp thuận cho Công ty Hoàng Quân Mê Kông (HQMK) điều chỉnh 30ha đất trong 162ha của khu công nghiệp để xây dựng nhà ở phục vụ chuyên gia và công nhân. Ngay sau đó Hoàng Quân Mê Kông tiến hành "xẻ thịt" khu đất này và công khai rao bán... với giá thấp nhất là 1,8 triệu đồng/m2. Đến nay giá bán mỗi căn từ 700 triệu đến 2 tỉ đồng, trong khi nhà đầu tư chỉ bồi thường cho dân 31.000 đồng/m2.
 
Điều lạ là sau khi cho phép Hoàng Quân Mê Kông "cắt" 30ha làm khu nhà ở chuyên gia, công nhân, ngày 31.5.2007, UBND tỉnh Vĩnh Long mới ra Quyết định số 1048 phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đất này. Tiếp đến ngày 3.4.2008, UBND tỉnh Vĩnh Long mới có tờ trình gửi Chính phủ "xin" điều chỉnh diện tích KCN, chuyển 30ha sang cất xây nhà ở cho chuyên gia, công nhân, thương mại và dịch vụ. 
Ngày 13.5.2008, Thủ tướng có công văn 700/TTg-KTN chấp thuận điều chỉnh diện tích trên. Công văn nhấn mạnh: “Thủ tướng đồng ý chuyển 30ha trên tổng số 162ha đất khu công nghiệp Bình Minh sang xây dựng nhà ở cho chuyên gia, công nhân và dịch vụ, chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đất đai, đầu tư và xây dựng”. Như vậy, nếu tính về mặt thời gian, việc UBND tỉnh Vĩnh Long đồng ý "cắt" 30ha sang mục đích khác là “đi trước” sự cho phép của Chính phủ hơn... 4 năm!
Chính những việc làm khuất tất của chính quyền địa phương cũng như của nhà đầu tư khiến nhiều người dân bị thu hồi đất nhất quyết không nhận tiền bồi thường, cũng không chịu giao đất và khiếu nại kéo dài.
Bà Phan Thị Tuyết - 87 tuổi, suốt 10 năm đi khiếu nại không chịu giao 500m2 đất.
 
Kiện đến 99 tuổi
Ngay tại thời điểm ông Phạm Văn Đấu “đồng ý” cho HQMK cắt đất KCN làm “khu chuyên gia, khu nhà ở công nhân” rồi rao bán vào năm 2004, hơn 100 hộ dân ở ấp Mỹ Hưng 2 (xã Mỹ Hòa) đã khiếu nại quyết liệt. Người dân cho rằng, việc HQMK trả cho dân số tiền 1m2 đất chỉ tương đương giá một quả bưởi năm roi (31.000 đồng), sau đó phân lô bán nền với giá cao gấp cả trăm lần là điều phi lý nên yêu cầu HQMK phải bồi thường đất, nhà cửa và hoa màu trên đất với giá phù hợp thực tế. Tuy nhiên, các khiếu nại của người dân đều không được giải quyết.
Sau suốt 10 năm khiếu nại, số hộ dân còn đủ sức mang đơn gõ cửa các cơ quan chức năng chỉ còn 20 hộ. Số hộ còn lại nhận tiền rồi bỏ đi nơi khác. Trong số 20 hộ còn khiếu nại, có 3 người do già yếu nên đã mất, ủy quyền cho con cháu tiếp tục đi đòi công bằng. Nổi tiếng nhất trong những người đi kiện là bà Huỳnh Anh Nga - năm nay đã 77 tuổi. Mấy năm trước, mẹ ruột bà Nga là bà Võ Thị Kinh, khiếu nại đến năm 99 tuổi thì qua đời vào năm 2010 nên ủy quyền cho bà Nga tiếp tục khiếu nại. Ngoài bà Nga đã vào tuổi “xưa nay hiếm”, còn có 3 cụ già khác cũng nhất quyết không giao đất cho nhà đầu tư là bà Phan Thị Tuyết (87 tuổi), bà Võ Thị Tòng và Võ Thị Bá (là chị em sinh đôi, cùng 83 tuổi).
Bà Nga kể, bà tham gia kháng chiến và đã gần 50 năm tuổi Đảng. Cha bà nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, mẹ bà từng tham gia kháng chiến 2 thời kỳ. Bà nói: Thực chất miếng đất mà mẹ tôi khi còn sống đi khiếu nại chỉ rộng 0,3ha, được bồi thường khoảng 100 triệu đồng. Số tiền này không phải là lớn, nhưng do chính quyền làm sai, nói một đằng làm một nẻo nên gia đình tôi quyết không nhận mà phải đấu tranh cho rõ trắng đen. Họ nói với dân là lấy đất làm KCN để đem lại no ấm cho dân. Ấm no đâu không thấy, chỉ thấy họ xây hàng trăm căn nhà rồi bỏ hoang, biến vùng đất phì nhiêu dưới chân cầu Cần Thơ thành vùng đất chết”.
Bà Phan Thị Tuyết thì bức xúc: “Đất của tôi chỉ có 500m2, họ bồi thường chưa tới 20 triệu đồng. Tôi đã 87 tuổi, đâu còn ham muốn gì chuyện làm giàu hay đòi cho ra tiền ra bạc. Vấn đề là họ làm sai rồi hùa với nhà đầu tư ép dân là tôi không đồng ý. Bà Bá dù tuổi cao vẫn nhất quyết bám đất. Lý do các cụ đưa ra là không chấp nhận để nhà đầu tư “lừa” dân, thu hồi giá rẻ mạt rồi phân lô bán giá “trên trời”.
Dân mất 2.000 tỉ đồng
Từ cầu Cần Thơ nhìn xuống, vùng đất cây xanh trái ngọt ngày nào giờ chẳng khác nào “thành phố ma” với khung cảnh hoang tàn đến thê lương. 162ha đất lẽ ra là nhà máy xí nghiệp thì chỉ lèo tèo vài doanh nghiệp hoạt động. Phần đất còn lại cỏ dại mọc lút đầu. Tiếc đất, hàng chục người dân lùa hàng trăm con trâu, bò vào đây thả nuôi. Thỉnh thoảng, hàng trăm người hái thuốc nam vào đây để đào bới cây thuốc với số lượng hàng chục tấn, vì đất lâu ngày hoang hóa bắt đầu xuất hiện nhiều loại cây hoang dã. Không biết có phải do cái “dớp” có đến 54 người tử nạn trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ hay không mà cho đến nay, không thấy ai sau khi mua nhà thì dọn tới đây để ở. Hậu quả là hàng chục dãy nhà, quy mô hàng trăm căn bao gồm nhà biệt thự và nhà phố liền kề sau khi xong phần thô đã được nhà đầu tư bỏ hoang phế, mặc kệ gió mưa.
Ông Trần Văn Tây - Phó Chủ nhiệm HTX Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa - nói: “Mỗi hécta đất trồng bưởi, nhà vườn lãi khoảng 150 triệu đồng/năm. Mỗi gia đình ở Mỹ Hòa chỉ cần vài công đất là sống sung túc với cây bưởi”. Tính ra, chỉ trong vòng 10 năm, nông dân Mỹ Hòa đã mất hơn 2.000 tỉ đồng tiền lãi từ 1.400ha đất lẽ ra là trồng bưởi. Trong số đất trồng bưởi phải nhường chỗ cho KCN và những công trình khác, việc nhường đất cho “thành phố ma” là thất bại không chỉ của tỉnh, của nhà đầu tư, mà còn là thảm họa giáng xuống đầu những nông dân mất đất...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét