Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

BĐS nghỉ dưỡng: Bức tranh nhạt nhòa

Xem thêm: 


Thuộc dòng sản phẩm cao cấp, BĐS nghỉ dưỡng (bao gồm cả BĐS ven biển, du lịch) chứng kiến biểu đồ phát triển không đồng đều cả về chất lẫn lượng theo chiều dài địa lý.

Sau những ngày tháng BĐS "chìm" trong "giá lạnh" theo diện rộng, sản phẩm nghỉ dưỡng gần như bị lãng quên vì thanh khoản quá yếu. Tới lúc những chính sách căn cơ nhất liên quan tới quản lý, phát triển thị trường nhà, đất được đưa lên bàn nghị sự, phân khúc cao cấp này mới được nhắc tới bằng điều khoản cho phép người nước ngoài mua, sở hữu trong tương lai không xa.
"Sớm nở tối…le lói"
Đây là nhận định tổng quan chung cho diễn tiến hình thành, tồn tại của hàng loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng tại khu vực phía Bắc từ năm 2009 đến nay. Thời kỳ đó, mỗi khi hè tới, các tour du lịch nghỉ dưỡng, khám phá về miền Trung luôn đắt khách (Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Nha Trang, Bà Rịa – Vũng Tàu,…). Tuy nhiên, yếu tố khoảng cách địa lý không thuận tiện di chuyển, khiến nhiều người từ bỏ ý định đi du lịch, nghỉ dưỡng, đã thổi bùng "cơn lốc" đầu tư vào BĐS nghỉ dưỡng tại phía Bắc.
Nổi lên trong thời gian 2009-2011 là các tỉnh thành lân cận Hà Nội như Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hải Phòng đón nhận sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư địa ốc. Điển hình, Hòa Bình tiên phong trong trào lưu đầu tư nghỉ dưỡng, với các dự án hoành tráng: V-Resort (Kim Bôi), The First Villas (huyện Kỳ Sơn), Top Hills Villas (Lương Sơn)… Vĩnh Phúc với một số dự án nghỉ dưỡng xen lẫn chức năng du lịch, chăm sóc sức khỏe tại Mê Linh, Tam Đảo, Flamingo Đại Lải… Hải Phòng chứng kiến nhiều đại dự án cao cấp ven biển được khai sinh như: Cát Bà Amatina, đảo nhân tạo Hoa Phượng (tại bãi 2 Đồ Sơn), Sông Giá Resort Complex, Cát Bà Resort Community…
Như vậy, tới nay có khoảng 60 dự án được khởi công, với hơn 10.000 biệt thự và căn hộ được chào bán ra thị trường, phân bố chủ yếu nằm dọc bãi biển ở 9 tỉnh và thành phố. Trong số này, Hải Phòng, Quảng Ninh cùng một số dự án BĐS nghỉ dưỡng "pha tạp" giữa nhiều dạng địa hình và dịch vụ hình thành nên phân khúc nghỉ dưỡng ở địa bàn phía Bắc.
Nhưng đến nay, ở phía Bắc thực tế cho thấy có quá nhiều BĐS theo tuýp nghỉ dưỡng "chết yểu". Bởi các chủ đầu tư vẫn "mơ hồ" về khái niệm nghỉ dưỡng, dẫn tới sai phương án triển khai dự án ngay từ khi còn trứng nước. Những dự án mang chất "núi rừng" ở Hòa Bình, Ba Vì, Sơn Tây đang bế tắc tìm lối thoát.
Với ưu thế bãi biển dài và khí hậu trong lành, cộng thêm hạ tầng ngày càng hoàn thiện, BĐS nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng vẫn rất hấp dẫn nhà đầu tư
Một lý do khác, bài toán hạ tầng cho BĐS nghỉ dưỡng luôn cần được giải đáp trước khi doanh nghiệp nghĩ tới gặt hái thành công. Tại khu biệt thự của Viglacera Vân Hải, tại đảo Quan Lạn (Quảng Ninh), vào mùa du lịch (2012), nhưng nơi đây khá vắng khách, vì điện sinh hoạt vẫn rất hạn chế (có từ 18h đến 23h, vì chưa có điện lưới quốc gia), thiếu nguồn nước ngọt, thông tin liên lạc khó khăn…
"So bó đũa, chọn cột cờ"
Khác với thị trường phía Bắc, BĐS nghỉ dưỡng dọc dải đất miền Trung vào tới Vũng Tàu, Bình Thuận tỏ ra chuyên nghiệp hơn. Các dự án tại Đà Nẵng, Nha Trang, Bà Rịa – Vũng Tàu… vẫn có sức sống đáng nể, bất chấp những khuyết tật cố hữu.
Còn nhớ, từ giữa năm 2011 đến cuối 2012, hàng loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng ven biển bị thu hồi, chuyển đổi, đình chỉ vì chậm tiến độ. Tính đến cuối tháng 12/2011, tỉnh Bình Thuận đã thu hồi 165 dự án BĐS do chậm triển khai. Tỉnh Quảng Nam thu hồi giấy phép của dự án Bãi Biển Rồng. Cuối quý I/2012, Bà Rịa – Vũng Tàu thu hồi 4 dự án (đều ở huyện Xuyên Mộc), do chậm triển khai và thiếu năng lực…
Trong số các địa bàn "hút khách" đầu tư cho BĐS nghỉ dưỡng, Đà Nẵng luôn nắm giữ vị trí đầu bảng suốt những năm qua. Năm 2011, khách hàng (chủ yếu là nhà đầu tư ở Hà Nội) đã "đổ bộ" vào Đà Nẵng và lấp đầy ngay lập tức các dự án ven biển, như biệt thự nghỉ dưỡng The Ocean Villas – Danang Beach Resort… Tới nay, Đà Nẵng có 46 dự án đầu tư BĐS du lịch, nghỉ dưỡng. Hiện 6 dự án đang đi vào hoạt động, với vốn đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng và 25 dự án đang triển khai xây dựng.
Thống kê của Savills cho thấy, 89% khách hàng đến Đà Nẵng vì bãi biển đẹp, 61% đến Đà Nẵng vì giao thông thuận tiện, 58% chọn Đà Nẵng vì thời tiết lý tưởng cho nghỉ dưỡng.
Tuy vậy, theo một khách hàng – nhà đầu tư chuyên khai thác BĐS du lịch ven biển, yếu tố giúp Đà Nẵng "vượt mặt" phần còn lại về thu hút vốn, chính là sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng kỹ thuật, cũng như yếu tố đảm bảo về an sinh xã hội.
Cụ thể, như việc đưa vào sử dụng cầu Sông Hàn, việc hoàn thành những tuyến đường giao thông như đường Bạch Đằng, đường 2/9, đường Phạm Văn Đồng, cung đường Nguyễn Tất Thành, đường Hoàng Sa, Trường Sa, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước, xây dựng cầu Rồng, cầu Nguyễn Tri Phương nối dài, cầu Hoà Xuân… Đồng thời, hàng loạt dự án KĐT đang hình thành, giúp hạ tầng tại Đà Nẵng hoàn thiện tối đa (The Empire, Riveside, ThienPark, Gold Hills, Hoà Xuân, Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng, Phương Trang…).
"Hơi ấm" từ yếu tố hạ tầng đang giúp khoảng 12.000 lô đất nền, các khu biệt thự nghỉ dưỡng được xây dựng tại các khu vực dọc biển và các khu căn hộ cao cấp xây dựng tại trung tâm Tp. Đà Nẵng luôn "có giá" trong mắt nhà đầu tư. Thậm chí, nhiều ngày qua dư luận xôn xao trước thông tin các nhà đầu tư Hong Kong, Trung Quốc đang ngấp nghé nhiều dự án nghỉ dưỡng kèm theo loại hình kinh doanh giải trí ở Đà Nẵng, vì giá đang giảm ngót 40% so với 2 năm trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét