Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Sẽ kiến nghị Thủ tướng bỏ thông tư 16 của Bộ Xây dựng

Xem thêm: 


Nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vừa có báo cáo đánh giá tính pháp lý của 3 văn bản hướng dẫn cách tính diện tích căn hộ chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.

Theo Nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban Pháp luật của Quốc hội,  việc hướng dẫn cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư trong hợp đồng mua bán theo Thông tư 16  là trái quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 71.
Chính những quy định, hướng dẫn này đã thổi bùng lên tình trạng tranh chấp liên quan đến diện tích căn hộ thời gian qua ở các khu chung cư cao cấp, mà thiệt thòi đều do người dân gánh chịu.
 
 
Cụ thể, điều 70 Luật Nhà ở và điều 49 Nghị định 71 nêu rõ phần diện tích thuộc sở hữu chung trong chung cư gồm: cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân căn hộ…
 
Nhưng trong Thông tư 16/2010 vẫn hướng dẫn cách tính diện tích xác định từ tim tường bao, tường phân chia căn hộ; biến sở hữu chung thành sở hữu riêng của các chủ chung cư đối với toàn bộ phần tường chia căn hộ và diện tích tường bao.
Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cũng đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị xử lý văn bản liên quan đến cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư.
 
Theo Cục Kiểm tra Văn bản, quy định trong Luật Nhà ở và Nghị định số 71 năm 2010 hướng dẫn về Luật Nhà ở nêu rõ: “Phần diện tích thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư bao gồm: không gian, hành lang, cầu thang bộ, cầu thang máy, sân thượng, khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái ...”.
 
Quy định này được hiểu đây là cách tính diện tích sàn căn hộ mua bán theo nguyên tắc kích thước thông thủy.
 
Trong khi đó, Thông tư số 16 của Bộ Xây dựng lại hướng dẫn, “Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, diện tích sàn căn hộ mua bán (được xác định theo nguyên tắc tính kích thước thông thủy của căn hộ hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ)”.
 
Nội dung này tiếp tục được hướng dẫn trong Công văn số 124 của Cục quản lý nhà và Thị trường bất động sản: “Về việc tính diện tích sàn căn hộ... Đối với phương thức xác định kích thước tính từ tim tường thì diện tích sàn căn hộ không phải trừ diện tích thuộc sở hữu chung ...”.
 
Đại diện của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cũng chỉ ra rằng, việc tính diện tích căn hộ theo Thông tư 16 và Văn bản 124 thì phần sở hữu chung (gồm tường bao chung cư, tường phân chia căn hộ) đã bị chia cho các chủ sở hữu là không hợp lý.
 
Việc tách bạch phần diện tích chung riêng, theo các văn bản này vì thế cũng không rõ ràng. Trong khi đó, cách tính tim tường bao gồm cả cột và hộp kỹ thuật sẽ kéo theo hệ lụy là khách hàng sẽ phải đóng các khoản phí cho phần diện tích họ không được sử dụng.
 
Ngoài ra, theo nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Xây dựng cũng cần làm rõ trách nhiệm của mình trong nhiều nội dung liên quan khác như việc kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật về nhà ở. Ví dụ như việc hiện nhiều chủ đầu tư hiện nay làm sai so với mẫu hợp đồng, không ghi phần diện tích chung - riêng.
Đồng thời, trong Nghị định 71 Chính phủ cũng không hề giao Bộ Xây dựng quy định cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư, nên nếu căn cứ vào Luật Nhà ở thì Bộ Xây dựng không có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết và cách tính diện tích sàn căn hộ chung cư.  Điều này đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc ban hành 3 văn bản trái luật kể trên.
Theo nhóm nghiên cứu, nếu tại phiên giải trình sắp tới (dự kiến tổ chức giữa tháng 3/2014), Bộ Xây dựng vẫn một mực bảo vệ quan điểm của mình và không nhận sai thì trong phạm vi, quyền hạn cho phép, Ủy ban Pháp luật có thể yêu cầu bộ xem xét sửa đổi, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ Thông tư 16. Nếu sau 30 ngày mà bộ vẫn không thực hiện thì ủy ban có quyền kiến nghị Thủ tướng bãi bỏ hoặc đình chỉ thông tư này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét