Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Nỗ lực ứng cứu thị trường BĐS

Xem thêm: 


Có thể nói, với chủ trương quyết sách kịp thời của Chính phủ, cùng với các giải pháp của các bộ, ngành, những giải pháp ứng cứu thị trường BĐS của ngành Ngân hàng trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến thị trường. Theo đánh giá chung của Bộ Xây dựng, của nhiều chuyên gia: “Thị trường đang ấm dần lên”.

Thị trường BĐS Việt Nam sau một thời gian thăng hoa với siêu lợi nhuận đã thu hút mọi nguồn vốn tham gia lĩnh vực này. Thế nhưng không ai có thể ngờ thị trường lại đi xuống nhanh hơn cả khi lên và nguội lạnh trong một thời gian dài đến vậy.
Nỗ lực hỗ trợ thị trường BĐS được đặt ra không chỉ vì mục tiêu nhằm giải cứu các ngành, các DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS mà còn để tác động tích cực lan tỏa đến hàng trăm lĩnh vực sản xuất - dịch vụ khác có liên quan. Chính vì thế Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành cùng chung tay thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ thị trường BĐS.
Thực hiện chủ trương này, ngành Ngân hàng đã phối hợp với Bộ Xây dựng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ: cung ứng vốn cho các dự án trọng điểm, dự án sắp hoàn thành; cho người có nhu cầu mua nhà vay vốn lãi suất ưu đãi; hỗ trợ vốn cho DN sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu xây dựng… Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều nguồn vốn rút khỏi thị trường thì việc ứng cứu của các ngân hàng rất quan trọng, hỗ trợ để các DN, chủ đầu tư vượt qua khó khăn.

Ảnh minh họa
Thứ trưởng Bộ Xây dựng - ông Nguyễn Trần Nam cho biết, nếu như dư nợ tín dụng cho BĐS năm 2012 chỉ ở mức 190 nghìn tỷ đồng, thì đến 31/12/2013, con số này là 260 nghìn tỷ đồng, tăng 36,8%. “Đây là tốc độ tăng tín dụng nhanh nhất mà không một lĩnh vực cho vay nào có thể sánh kịp, dù thị trường BĐS chưa thoát đáy”, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định.
Bên cạnh đó, một trong những giải pháp mà Chính phủ đưa ra được cả DN và người dân kỳ vọng chính là gói hỗ trợ phát triển nhà ở - gói 30 nghìn tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội và những người thu nhập thấp. Được triển khai từ giữa năm 2013, tuy tốc độ giải ngân của gói tín dụng này chưa đạt như các nhà xây dựng chính sách kỳ vọng nhưng đã có tác động lan tỏa đến thị trường. Đặc biệt, ngày 2/1, Thống đốc NHNN quyết định giảm mức lãi suất cho vay của các NHTM áp dụng trong năm 2014 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11 ngày 15/5/2013 về 5%/năm.
Ngay từ những ngày đầu năm 2014, các NHTM đã tích cực đẩy nhanh tốc độ cho vay gói hỗ trợ và giúp khách hàng vay dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn cũng như đáp ứng các điều kiện vay. Theo NHNN, tính đến hết tháng 1/2014, các ngân hàng đã cam kết cho vay đối với 2.246 khách hàng với tổng số tiền đạt 2.324,3 tỷ đồng. Trong đó, các ngân hàng đã cam kết cho 2.231 khách hàng cá nhân vay với tổng số tiền 801,6 tỷ đồng; đã giải ngân theo tiến độ cho 2.208 khách hàng với dư nợ 533,7 tỷ đồng.
Đối với khách hàng DN, NHNN cũng đã xác nhận đăng ký của BIDV, VietinBank, Agribank ký hợp đồng tín dụng với 15 DN với tổng số tiền cam kết 1.501 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,7% tổng nguồn vốn hỗ trợ nhà ở dành cho DN. Trong đó, đã giải ngân cho 10 DN (11 dự án) với số tiền là 534,8 tỷ đồng.
Riêng trên địa bàn Hà Nội, khối các NHTM Nhà nước rất chủ động, tích cực cho vay hỗ trợ nhà ở. Theo số liệu từ NHNN Chi nhánh Hà Nội, đến hết năm 2013, khối các NHTM tham gia giải ngân gói 30 nghìn tỷ đồng trên địa bàn cho vay hỗ trợ nhà ở giải ngân được 327.4 tỷ đồng (DN là 191.5 tỷ đồng, cá nhân 135.9 tỷ đồng), phục vụ 576 khách hàng vay vốn (gồm 3 khách hàng DN và 573 khách hàng cá nhân) trong tổng số cam kết giải ngân 554.8 tỷ đồng. Trong 3 DN đã giải ngân có 2 DN ở Huế và Đà Nẵng do 2 chi nhánh BIDV ở Hà Nội cho vay.
Bên cạnh đó, Chính phủ có quyết định bắt buộc các TCTD, các định chế tài chính có trách nhiệm dành một lượng vốn tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ để cho các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội và người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường; kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Đây thực sự là sự hỗ trợ lớn, kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường BĐS hồi phục trong thời gian tới.
Đối với ngành Ngân hàng, ngoài việc triển khai gói 30 nghìn tỷ đồng, các NHTM rất tích cực hỗ trợ thị trường BĐS, đặc biệt là kích cầu qua các chương trình tín dụng ưu đãi. Thời gian qua, nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh các chương trình cho vay mua nhà ở với lãi suất ưu đãi. Điển hình là các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, VPBank... đều triển khai những gói hỗ trợ cho vay mua nhà với lãi suất dao động từ 7-12%/năm, thời gian cho vay dài và hỗ trợ cho vay tới 80% giá trị.
Đơn cử như VPBank vừa ra mắt gói "Vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà". Theo đó, từ ngày 17/2, khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua, xây dựng và sửa chữa nhà sẽ được VPBank hỗ trợ tối đa lên đến 100% nhu cầu, tương ứng với mức 10 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng ưu đãi thêm thời gian vay vốn, hạn mức vay và tốc độ giải ngân nhanh, thời gian vay vốn tối đa lên đến 30 năm. VietinBank cũng triển khai chương trình ưu đãi cho vay mua nhà ở “5000 tỷ chung tay xây nhà mơ ước”. Tại BIDV đang có Gói tín dụng 3.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất nhằm hỗ trợ các nhu cầu nhà ở của khách hàng cá nhân, hộ gia đình...
Có thể nói, với chủ trương quyết sách kịp thời của Chính phủ, cùng với các giải pháp của các bộ, ngành, những giải pháp ứng cứu thị trường BĐS của ngành Ngân hàng trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến thị trường. Theo đánh giá chung của Bộ Xây dựng, của nhiều chuyên gia: “Thị trường đang ấm dần lên”.
Riêng trong tháng 1/2014, NHNN đã xác nhận việc đăng ký cho vay hỗ trợ nhà ở bằng nguồn tái cấp vốn đối với 3 dự án, nâng tổng số dự án được xác nhận lên 16 dự án. Cụ thể BIDV giải ngân vốn 3 DN để xây dựng dự án là CTCP Đầu tư Vinatex vay 60 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Dệt sợi Đam San vay 85 tỷ đồng  và CTCP Đầu tư Thủ Thiêm vay 118 tỷ đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét