Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Bao giờ chủ đầu tư “KĐT ĐH Quốc tế” đền bù cho người dân?

Xem thêm: 


Dù UBND TP.Hồ Chí Minh thông báo đã rà soát và rút giấy phép các dự án chậm hoặc không đủ điều kiện triển khai nhưng dự án “Khu đô thị Đại học Quốc tế” (KĐT ĐH Quốc tế) ở ấp Nhị Tân 2, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn vẫn “bình chân như vại” dù đã chậm triển khai tới 5 năm, mấy trăm hécta đất nông nghiệp bị bỏ hoang, còn người dân thấp thỏm chờ đợi đền bù…


Dự án KĐT ĐH Quốc tế do Công ty Berjaya – Leisure (Malaysia) làm chủ đầu tư, được UBND TP.Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 4110443000651 ngày 01/7/2008. Ngày 05/1/2009, ông Nguyễn Văn Thành - Trưởng ban Quản lý dự án Khu Đô thị Tây Bắc (bao gồm khu Đô thị Đại học Quốc tế) đã ký Văn bản số 01/BQL- VP gửi Ban Chỉ huy quân sự thành phố, UBND huyện Hóc Môn, UBND xã Tân Thới Nhì đề nghị các cơ quan này thông báo đến những hộ dân canh tác tại khu đô thị Đại học Quốc tế “giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng, không được xây dựng và đầu tư mở rộng, không được trồng mới các loại cây ngắn ngày vì trong năm 2009 sẽ tiến hành đền bù, thu hồi đất” (trích nguyên văn). 
 
Đến năm 2010, chính quyền huyện Hóc Môn cử đoàn cán bộ đến đo đạc, kiểm tra, lập biên bản hiện trạng, kiểm kê nhà đất, cây trồng… và yêu cầu mọi người ký vào biên bản để chờ đền bù giải tỏa. Sau đó cán bộ và nhân viên Công ty Berjaya – Leisure cho đóng cột mốc đề tên “Khu đô thị Đ.H. Quốc tế” quanh khu đất, làm như đã đền bù giải tỏa và đã được bàn giao đất vậy! Nhưng thật ra đây là một “dự án qui hoạch treo”, nên mọi người chờ đợi mấy năm trời vẫn không thấy chính quyền và chủ đầu tư động tĩnh gì. Mãi đến ngày 07/9/2013, một số người nhận được thư mời lên UBND xã họp để công bố phương án đền bù. Nhưng rồi cuộc họp bị hủy mà không hề thông báo cho người dân biết lý do tại sao và bao giờ tiến hành đền bù. 
Những người nông dân cảm thấy bị coi thường, như bị phỉnh gạt, bèn cùng ký tên gửi đơn thắc mắc lên UBND huyện Hóc Môn và Ban Quản lý Dự án Khu đô thị Tây Bắc, yêu cầu cho biết chính xác thời hạn triển khai đền bù giải tỏa. Thế nhưng, Ban Quản lý Dự án không nhận đơn, còn chính quyền huyện thì bảo đã chuyển đơn cho Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng để trả lời dân, Ban này lại bảo chờ Ban Quản lý Dự án. 
 
Trong khi “quả bóng” trách nhiệm được các cơ quan đá lòng vòng qua lại thì người dân khốn khổ dài cổ chờ đợi. Người dân tha thiết mong: Nếu chủ đầu tư tiếp tục triển khai dự án thì cần có phương án đền bù thỏa đáng, kịp thời; hoặc nếu chủ đầu tư không còn khả năng tài chính - như trước đây họ đã gửi văn bản cho UBND TP.HCM trình bày lý do chậm trễ là vì khủng hoảng tài chính -  thì chính quyền hãy thu hồi giấy phép đầu tư, trả lại đất để người dân  tiếp tục canh tác mưu sinh.
 
Yêu cầu của những người dân đã canh tác ổn định trên khu đất ấy gần 20 năm qua là chính đáng. Từ 6 năm qua, tức là từ năm 2009 đến giờ, họ đã chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản của chính quyền về việc kiểm tra, đo đạc đất đai để chuẩn bị giao cho chủ đầu tư, cũng như chấp hành nghiêm túc yêu cầu của Ban Quản lý Dự án Khu dô thị Tây Bắc giữ nguyên hiện trạng, không xây dựng mở rộng thêm. Đáp lại, chính quyền đã không hành động cụ thể, dứt khoát để yêu cầu chủ đầu tư tổ chức hiệp thương đền bù thỏa đáng cho người dân.
 
Thiết nghĩ, chính quyền TP.Hồ Chí Minh và huyện Hóc Môn cần phối hợp với Ban Quản lý dự án, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng yêu cầu chủ đầu tư Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế là Công ty Berjaya - Leisure đẩy nhanh tiến trình hiệp thương đền bù giải tỏa thỏa đáng cho những người dân đã chấp nhận mất đất canh tác để góp phần tạo dựng bộ mặt mới tốt đẹp hơn cho thành phố.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét